Chuyên đề Mậu Thân - Bài 1
Chuyên đề Mậu Thân - Bài 1
Lời mở đầu cho chuyên đề Mậu Thân
Trần Quốc Việt (Danlambao) - Vụ thảm sát đầu xuân năm 1968 là vết nhơ lớn trong lịch sử Việt Nam. Hàng ngàn người bị giết dã man hay bị chôn sống trong những hố chôn tập thể trong đó có phụ nữ và trẻ em.
Huế trở thành biểu tượng của tội ác trong thế kỷ hai mươi và có lẽ trong muôn đời. Nghị sĩ người Anh, Sir Dingle Foot, phát biểu trong cuộc tranh luận ở Hạ Viện Anh rằng "Khi chúng ta bàn đến chủ đề tội ác, không thể có tội ác nào ghê rợn hơn tội ác ở Huế." Còn nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn gọi tội ác do cộng sản gây ra ở Huế là "vụ thảm sát tập thể dã man đã được chứng minh một cách xác thực."
Thời gian 26 ngày, từ 31 tháng Giêng đến 25 tháng Hai 1968, không phải là thời gian của người hay của trời mà là thời gian của cái Ác khi ngày là gươm đao đêm là địa ngục. Thời gian này là thời kỳ nền văn minh đạo đức của người Việt lùi nhanh lại thời kỳ đồ đá.
Ngày người cộng sản vào Huế là ngày họ đã bỏ lại sau lưng hai mươi thế kỷ văn minh tinh thần của con người. Và ngày họ rút ra khỏi Huế là ngày những người văn minh cảm thấy kinh hoàng và không thể tưởng tượng nổi trước sự tàn ác không thể nào diễn tả nỗi.
Chuyên đề về thảm sát Huế mở đầu bằng bản báo công thành tích của cộng sản. Mời các bạn đọc theo dõi những bài kế tiếp.
*
Cộng sản tự hào về thảm sát ở Huế
Sài Gòn
Ngày 1 tháng Mười Hai 1969
Thảm sát Cộng sản gây ra ở Huế vào đầu năm 1968 tiêu biểu cho đỉnh cao của sự kế hoạch cẩn thận. Nhưng chính những sự khoe khoang thắng lợi của cộng sản khiến cho mức độ thảm sát càng thêm ghê gớm hơn.
Hai sự thật này hiện ra rõ ràng khi những viên chức ở đây đánh giá lại những vụ thảm sát ở Huế dựa trên bản báo cáo của cộng sản mới được khám phá gần đây mà qua đó mô tả những phần của cuộc thảm sát. Người ta tin tài liệu này là tài liệu duy nhất trong tay quân đội đồng minh trong đó các cấp lãnh đạo cộng sản thừa nhận vụ giết người ở Huế. Bản báo cáo, được khám phá vào năm ngoái, nhưng bị gạt qua bên trong các trận chiến vào tháng Năm và mới được tìm thấy lại chỉ cách đây vài ngày.
Bản báo cáo này rõ ràng được cấp chỉ huy quân sự của mặt trận Huế nộp lên quân khu. Tài liệu này được cộng sản xếp vào loại cao nhất - "tuyệt mật".
Lời giải thích thường lệ của cộng sản về thảm sát ở Huế trên Đài Hà Nội, Đài Giải phóng, và tại các cuộc hòa đàm Paris là các vụ giết người đều là kết quả của các cuộc đấu đá đảng phái và thanh toán nội bộ do các phe phái miền Nam Việt Nam thực hiện.
Tài liệu đã chứng minh không phải như thế.
Nói về công tác ở quận Hương Thủy, ban chỉ huy báo cáo: "Chúng tôi cũng đã giết một ủy viên của đảng Đại Việt, một Thượng nghị sĩ miền Nam, 50 đảng viên Quốc Dân Đảng, sáu đảng viên Đại Việt, 13 đảng viên Cần Lao Nhân Vị, ba đại úy, bốn trung úy..."
Tại khu vực khác, Phú Vang, với chỉ một đại đội địa phương duy nhất, và một đại đội "đặc công" đáng sợ hơn, ban chỉ huy tự hào: "Chúng tôi đã loại trừ 1.892 ngụy tề, 38 cảnh sát, 790 ác ôn, sáu đại úy, hai trung úy, 20 thiếu úy, và nhiều hạ sĩ quan."
Có thể không phải tất cả những người được coi đã bị loại trừ đều bị giết, nhưng sự nhấn mạnh vào việc giết người là rất rõ ràng trong những thành phần bị nêu tên.
Kể từ khi những hố chôn tập thể lần đầu tiên được phát hiện vào tháng Ba vừa qua, số người bị giết gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở Huế ngày càng tăng. Tính đến nay tổng số người bị cố ý sát hại đã vượt quá 2.300 khi người ta càng ngày càng phát hiện thêm nhiều hố chôn tập thể mới.
Vào đầu năm này Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã tiên đoán tổng số người bị giết cuối cùng có thể từ 2.500 đến 4.000. Do phát hiện thêm nhiều hố chôn tập thể mới nên các viên chức ở đây ước tính số người chết có thể vượt qua cái mốc 5.000.
Trong bản báo cáo này ban chỉ huy cộng sản khẳng định: "Huế là nơi tinh thần phản động đã tồn tại trong suốt hơn 10 năm qua. Tuy nhiên, chúng ta chỉ mất một thời gian ngắn để vắt cạn kiệt sạch tận gốc rễ của chúng."
Những người đào thoát sang phía Quốc gia đã cho các viên chức ở đây biết trong số những người đầu tiên bị giết là những người đã giúp đỡ Việt Cộng với tư cách thành viên không cộng sản trong phong trào đấu tranh, cũng như những người với tư cách là những người lãnh dạo đối lập với chính quyền thông qua những nhóm khác.
Thay vì biết ơn sự giúp đỡ của họ, những người đào thoát nói, cộng sản đã giết những người lãnh đạo này để trừ hậu họa. Quả thực, cộng sản nghĩ rằng những người này biết quá rõ cách giúp đỡ một cuộc cách mạng.
Cũng đứng đầu trong danh sách này là những người giữ chức vụ lãnh đạo đáng kính, các thầy giáo, và những người thuộc đủ mọi cấp bậc trong Chính phủ Quốc gia, cộng với những người làm việc với Mỹ.
Thậm chí trong lúc đánh nhau khốc liệt nhất, các cán bộ cộng sản vẫn làm việc một cách bài bản, tay cầm bìa kẹp các danh sách đã được chuẩn bị trước và các danh sách nay về sau còn được bổ sung thêm thông tin, họ đi tìm các tay ác ôn và những kẻ cần phải xử trí.
Cải tạo, học tập chính trị, và cải tạo toàn diện dành cho những kẻ không có tên trong danh sách những người cần phải giết ngay.
Ban chỉ huy này tự hào báo cáo: "Nhân dân đã gia nhập bộ đội chúng ta đi săn lùng bọn ác ôn, phản động, và gián điệp. Chẳng hạn, bà Xuân dẫn bộ đội ta đi chỉ nhà bọn ác ôn mà bà biết, mặc dù bà mới sinh con được sáu ngày."
Cộng sản kêu gọi các công viên chức chính phủ ra trình diện để đơn giản hóa vấn đề và để mau chóng vãn hồi trật tự. Ban đầu không có có dấu hiệu nào báo trước điều gì sẽ xảy đến. Một người vào ngày thứ bảy ra trình diện và khai mình làm tài xế cho Mỹ, mặc dù ông ta thực ra còn hơn thế. Một tổ ám sát đã truy lùng ông ta một cách vô vọng khi cuộc thảm sát bắt đầu.
Các danh sách những kẻ phải trừ khử được các cán bộ nằm vùng cung cấp cho bộ đội cộng sản. Những cán bộ nằm vùng này sau đấy vẫn tiếp tục che giấu tông tích. Nhưng sau ngày thứ hai đã xảy ra một chuyện báo trước bao tang thương sẽ xảy đến cho rất nhiều người dân Huế.
Đài Hà Nội và Đài Giải phóng tuyên bố cuộc cách mạng và tổng nổi dậy đã thành công, và cả nước đã hoàn toàn được giải phóng. Lời tuyên bố này được nghĩ ra để nâng cao tinh thần chiến đấu đang dao động, nhưng theo nhiều nguồn tin ở đây, tuyên bố ấy có thêm ảnh hưởng đáng sợ hơn nhiều ở Huế.
Do tin tưởng đã hoàn toàn chiến thắng, những cán bộ nằm vùng liền ra mặt và công khai lý lịch. Một người sửng sốt khi biết người hàng xóm mà 18 năm qua ông ta không mảy may nghi ngờ lại là cán bộ cấp cao của tổ chức nằm vùng tại Huế.
Khắp nơi đều hân hoan chào mừng chiến thắng. Theo lời kể lại một sĩ quan cộng sản ra lệnh không được phép bắn vào máy bay Mỹ ở trên trời. Viên sĩ quan này nói với lính, bây giờ dù sao đi nữa chúng ta cũng đã kiểm soát được tất cả các sân bay ở miền Nam Việt Nam, mà trước sau gì nó cũng phải đáp xuống thôi, đến lúc ấy nó sẽ trở thành của chúng ta.
Nhưng vào giữa ngày thứ 7 và ngày thứ 11, sự thật trở nên rõ ràng. Nhận thức họ không thể nào ở lại, giới chức chỉ huy của Việt Cộng ra quyết định rằng những nhân chứng, tức những ai đã thấy quá nhiều và bây giờ biết rõ lý lịch của các cán bộ nằm vùng, đều phải bị thủ tiêu.
Bộ đội cộng sản được bảo rằng những vụ thảm sát tập thể là cần thiết để cứu cách mạng.
Đa phần các nạn nhân bị bắn chết, nhưng một số nạn nhân bị đánh đến chết. Thậm chí có nhiều người bị chôn sống.
Nguồn: Christian Science Monitor 1/12/1969. Tựa đề của người dịch. Nguyên tác tiếng Anh " Hue massacre detailed in report ".
Chuyên đề Mậu Thân - Bài 2
Một vụ thảm sát bình thường vào đầu xuân 1968 ở Gia Hội, Huế
Don Oberdorfer, Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Phạm Văn Tường, người gác dan bán thời gian ở phòng thông tin chính quyền, sống trong căn nhà nhỏ dưới tán một cây lớn trên một con đường nhỏ vắng vẻ. Ông và gia đình-vợ, tám đứa con và ba cháu - cả ngày gần như núp dưới hầm sát bên nhà. Ngày nọ, bốn hay năm người mặc áo bà ba đen đến nắp hầm. Họ gọi: "Ông Phạm, ông Phạm cán bộ phòng thông tin, ra đây!"
Ông leo ra khỏi hầm cùng với đứa con trai năm tuổi, đứa con gái ba tuổi và hai cháu. Một tràng súng vang lên. Khi những người còn lại trong gia đình ông ra khỏi hầm, họ thấy tất cả năm người đều chết.
Don Oberdorfer là phóng viên của báo Washington Post tại Việt Nam vào đầu năm 1968.
Nguồn: Tết!, Don Oberdorfer, nhà xuất bản Doubleday 1971, chương 6, trang 229. Tựa đề của người dịch
A découvrir aussi
Retour aux articles de la catégorie Tài Liệu -